Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng gì đến kinh tế

Lạm phát hiện nay được xem là một căn bệnh nguy hiểm của nhiều nền kinh tế của nhiều quốc gia. Vậy nên việc kiểm soát lạm phát, duy trì mức tăng thấp dần là một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia. Hôm nay hãy cùng poetrysantacruz.org tìm hiểu về lạm phát là gì cũng như ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu lạm phát là gì?

Lạm phát là gì? Lạm phát theo wikipedia được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian cũng như sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.

Theo đó thì lạm phát được hiểu theo hai ý là:

  • Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế của một quốc gia: Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước, lúc này lạm phát sẽ phản ánh sự suy giảm của sức mua trên đơn vị tiền tệ.
  • Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó: lạm phát này phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.
Lạm phát được hiểu đơn giản là sự tăng chóng mặt về giá cả

Ví dụ: Một tô phở vào năm 2018 có giá là 35.000VNĐ nhưng đến năm 2022, ăn bát phở này với giá 50.000 đồng/ bát.

Lạm phát được chia làm 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Trên thực tế, các quốc gia chỉ kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống, đây được xem là mức lý tưởng.

II. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Có nhiều nguyên nhân được xem là dẫn đến lạm phát, trong đó có một số nguyên nhân cụ thể như:

1. Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát xảy ra khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó sẽ kéo sự tăng lên giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của mặt hàng cũng leo thang, dẫn đến sự tăng giá của các hàng hóa khác trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là lạm phát do cầu kéo.

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu, máy móc, chi phí bảo hiểm,..Khi giá của một hoặc nhiều yếu tố tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tăng lên, vì thế mà giá sản phẩm cũng sẽ tăng lên bảo toàn lợi nhuận và vậy thì mức giá chung của nền kinh tế này sẽ tăng.

3. Lạm phát do cơ cấu

Với những ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng tiền công cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, các doanh nghiệp cũng có xu thế buộc phải tăng tiền công. Nhưng vì thế mà khi tăng tiền công cho công nhân doanh nghiệp lại phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và lạm phát sinh ra.

4. Xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát. 

5. Lạm phát tiền tệ

Lạm phát có thể xuất phát nguyên nhân từ tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, ví dụ như ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm lượng tiền trong lưu thông cũng tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

III. Ưu và nhược điểm của lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia!

1. Ưu điểm của lạm phát

  • Tăng chi tiêu, đầu tư và đi vay: Tỷ lệ lạm phát thấp có thể mang lại cho nền kinh tế bằng cách kích thích tiêu dùng, đầu tư và đi vay. Có thể nói điều này dẫn đến người tiêu dùng có xu hướng mua hàng hóa, vì lạm phát khiến cho cùng một lượng tiền mặt giảm sức mua trong tương lai.
  • Lợi nhuận cao hơn: Lạm phát thúc đẩy các công ty bán hàng hóa và dịch vụ bán với giá cao để bảo vệ mình khỏi lạm phát. Họ có thể tăng giá cao hơn một chút so với mức cần thiết để bỏ túi thêm lợi nhuận.
  • Lạm phát tốt hơn giảm phát

2. Nhược điểm của lạm phát

  • Phá giá tiền tệ và siêu lạm phát: Lạm phát cao có thể dẫn đến siêu lạm phát, hiện tượng xảy ra khi giá cả tăng lên 50% trong một tháng. 
  • Tính không chắc chắn: Nếu tỷ lệ lạm phát cao, sự không chắc chắn sẽ tổn tại. Các cá nhân và doanh nghiệp không chắc nền kinh tế đang đi đến đâu, vì thế thận trọng hơn với tiền của mình.  
  • Chủ nghĩa can thiệp của chính phủ: Một số người phản đối việc chính phủ đang cố gắng kiểm soát lạm phát và dẫn đến các nguyên tắc thị trường tự do. 

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lạm phát là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!